Những Nguyên Tắc Ghi Nhớ Cho Bộ Não


RÈN LUYỆN TƯ DUY - Các nguyên tắc cơ bản của sự ghi nhớ.

Chúng ta thực sự chỉ vận dụng được 2% hiệu quả ghi nhớ của bộ não. Tuy nhiên trong cuộc sống có quá nhiều thông tin và sự việc để bạn quan tâm vì thế mà chúng ta lại càng mau quên nữa. Chúng ta hầu như đều biết nguyên tắc ghi nhớ của bộ não. Tuy nhiên lại không thường xuyên thực hiện nó cho nên đều đầu tiên là thay đổi về tư duy làm việc và ghi nhớ của bạn đó chính là sự tối ưu cho trí nhớ của bạn khi có quá nhiều thông tin làm bạn phân tâm trong cuộc sống.


1.Hình dung sự vật

Trí nhớ của chúng ta làm việc theo hình ảnh, do đó, chúng ta thường có xu hướng nhớ hình ảnh hơn nhớ từ. Do đó mà hiện nay có nhiều trang web thay vì viết bằng chữ thì lại thiết kế toàn bộ thông tin trên 1 hình ảnh. Vậy nên lý do tại sao đa số học sinh chúng ta quên kiến thức nhanh chóng là vì chúng ta luôn cố gắng nhớ từ ngữ trong khi trí nhớ làm việc theo hình ảnh. Cách tốt nhất để nhớ là chúng ta nên chuyển kiến thức thành hình ảnh và lưu lại trong đầu. Hơn nữa, việc học thuộc có sự hình dung và liên tưởng luôn tạo hứng thú và không gây cảm giác chán nản.


2. Làm nổi bật sự việc

Nnão bộ có khuynh hướng nhớ những sự việc nổi bật. Vậy nên cách thứ hai để ghi nhớ là biến thông tin thành các chi tiết hài hước và vô lý hoặc làm quá màu mè nó lên chắc chắn bạn sẽ nhớ nó. Người ta bảo sai thì nhớ lâu vì nó nổi bật lên khiến chúng ta quan tâm vì sao nó sai và làm thế nào nó đúng đó cũng là yếu tố mà bạn bắt bộ não của bạn phải làm nổi bật thông tin đó. Chắc chắn sau khi bạn làm được điều này, bạn sẽ cảm thấy rất thú vị và việc học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.


3.Màu sắc

Màu sắc cũng là một nguyên tố tác động mạnh mẽ lên trí nhớ. Theo các chứng minh, màu sắc có thể tăng cường trí nhớ đến 50%. Bạn có thể thấy 1 đoạn chữ được đánh nổi bật lên trong 1 trang giấy thì bạn có xu hướng ghi nhớ dòng chữ đó và dễ đi sâu vào trí nhớ của bạn



4. Âm điệu

Cũng như màu sắc, âm điệu có thể làm tăng khả năng nhớ thông tin. Đó là vì sao chúng ta thường thấy dễ nhớ cùng một số lượng từ trong lời bài hát hơn là trong một văn bản. Chúng ta có thể tận dụng âm điệu để ghi nhớ bằng cách nghe nhạc không lời trong lúc học để kích thích não trái làm việc.


5. Không nên học nhồi nhét

Nhiều học sinh tin rằng việc ôn bài quá sớm là vô ích vì họ sẽ quên hết trước khi thi. Những học sinh này thường xuyên học vào những phút cuối, nước đến chân mới nhảy. Do đó, họ học liên tục không nghỉ ngơi trong một thời gian dài nên khả năng ghi nhớ và hiệu quả học tập giảm sút một cách trầm trọng, Hơn nữa, học nhồi nhét khiến cho thông tin thu thập được rất lộn xộn, thông tin mới đan xen thông tin cũ tạo thành một mớ hỗn độn. Kết quả là họ không thể nào đạt điểm cao trong kì thi.


Cách học và ôn bài hiệu quả:

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra thời gian học lý tưởng như sau:

- Học 2 tiếng một lần, chia làm 4 phần học và nghỉ 15 phút giữa mỗi phần

- Sau hai tiếng học nên nghỉ ngơi 30 phút

- Ôn bài lần lượt sau khi học 10 phút, 24 giờ, sau 1 tuần, 1 tháng (đây là các thời điểm trí nhớ của bạn luôn ở đỉnh cao)

KẾT: Ngay từ bây giờ nếu bạn quyết tâm thay đổi cách ghi nhớ và học tập thì thành tích bạn sẽ cải thiện đáng kể. Hãy cố gắng và kiên trì thực hiện chứ không chỉ đơn giản đọc để biết rồi để đó không thực hiện. Cuộc sống có quá nhiều thông tin cần nhớ vì vậy hãy chọn cách ghi nhớ phù hợp nếu bạn còn "thương yêu" bộ não của mình.

tham khảo Zing Blog


Đang tải...
Đăng kí nhận tin mới nhất qua email
Previous
Next Post »